LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LY GIẤY
Lịch sử phát triển của ly giấy
Trong những năm đầu của thế kỷ 20 mọi người đều lấy nước được đựng từ các bình đựng nước tròn bằng gỗ, từ giếng nước, bơm nước hoặc bình đựng rượu và uống nước bằng một ly sắt tây hoặc gáo nước. Việc uống chung nước này dễ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ do việc lây lan bệnh truyền nhiễm rất dễ dàng.
Ly giấy sử dụng một lần trở nên thông dụng và thành công về thương mại chỉ sau khi hệ thống y tế hiểu được uống chung những ly nước sẽ là nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm. Nhưng phải mất một vài năm ly giấy mới dành được thị trường và thành công trong kinh doanh, từ đó họ có nhiều những mẫu mã thiết kế ly giấy và mở rộng ra các loại sản phẩm tương tự như túi giấy. Việc phát minh ra ly giấy đã làm cho những chiếc ly chúng ta sử dụng bây giờ ngày càng tiện lợi, có thể rơi mà không vỡ… nhưng đa số chúng ta không hề biết đến những người phát minh ra chiếc ly giấy và sự thăng trầm của nó.
Ông Lawrence Luellen ở thành phố Boston thuộc bang Massachusetts Mỹ là người đã phát triển máy lọc nước nhỏ và ly dùng một lần, một người khác cũng là người Boston là ông Hugh Moore đã bắt tay vào một chiến dịch giáo dục công cộng về sức khoẻ cộng đồng của ly giấy dùng một lần. Năm 1912 sản phẩm của công ty the Individual Drinking Cup Company (ly uống nước cá nhân) được gọi là the Health Kup (ly sức khoẻ) và công ty đó lần đầu tiên phát triển hệ thống máy bán tự động sản xuất ly giấy. Bước đột phá của ly giấy khi ly giấy trở thành loại ly tiêu chuẩn được sử dụng trên xe lửa.
Đại dịch cúm sau chiến tranh Thế giới thứ nhất đã làm cho nhu cầu sử dụng ly giấy cao hơn nhiều lần. Để đáp ứng nhu cầu số lượng ly giấy tăng vọt hàng năm, Hugh Moore đã thay đổi tên của sản phẩm nhằm tạo hiệu quả khi cạnh tranh. Năm 1919 Health Kup đã được đổi thành Dixie Cup, tên này được đặt cho một dây chuyền sản xuất búp bê được tạo ra bởi công ty sản xuất búp bê Alfred Schindler ở New York. Những thành công này đã làm cho công ty Individual Drinking Cup thay đổi tên và sáp nhập vào với tập đoàn Dixie Cup và chuyển tới Easton, Pennsylvania.
Kinh doanh của công ty được mở rộng một lần nữa khi Moore và Luellen có ý tưởng dùng ly giấy đựng cho kem và từ đó ly Dixie đã mang lại một ý nghĩa khác. Thời gian này Luellen đã đăng ký chứng nhận bản quyền sáng chế và cho phép công ty mới sản xuất ly giấy. Bù vào đó Luellen nhận được cổ phần chính của công ty mới và những khoản tiền lớn. Lúc đó Hugh Moore đã là thư ký, thủ quỹ, giám đốc điều hành và cuối cùng là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty mới.
Năm 1957 Công ty American Can đã mua lại công ty Dixie Cup. American Can đã mua được Dixie Cup nhờ có tập đoàn James River Corporation ở Virginia, đến năm 1997 tập đoàn này đã được đổi tên thành Fort James. Tập đoàn Georgia-Pacific đã mua lại Fort James vào năm 2000 và đến nay là chủ của nhãn hiệu ly "Dixie". Trong khi hiện nay rất nhiều người uống nước từ những ly nhựa, ly giấy "Dixie" vẫn giữ vững thương hiệu và được đông đảo người sử dụng.
Bài viết liên quan
- Quạt thông gió gắn tường chống cháy nổ dùng trong công nghiệp (03-03-2020)
- NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ LY GIẤY (15-04-2021)
- CÁCH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN QUẠT ĐIỆN HIỆU QUẢ (26-09-2016)
- Công Ty Kim Mỹ tham gia triễn lãm quốc tế Vietfood & Beverage lần thứ 22 từ ngày 8-11/8/2018 (11-08-2018)
- Quạt công nghiệp đứng đa dụng – giải pháp đối phó với mùa nóng này (03-03-2020)
- Top 7 địa chỉ bán quạt công nghiệp uy tín nhất Hồ Chí Minh (10-06-2021)
- NHỮNG LỢI ÍCH CỦA QUẠT CÔNG NGHIỆP LỚN (24-05-2019)
- CÓ NÊN MUA MÁY LẠNH DI ĐỘNG KHÔNG? (23-12-2020)
- MUA QUẠT TRẦN GIÁ RẺ TẠI TP.HCM (23-12-2020)
- Thông báo nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch), giải phóng Miền Nam (30/4), Quốc tế lao động (1/5) (01-04-2022)
- QUẠT TREO TƯỜNG GIÁ BAO NHIÊU (23-12-2020)
- TẠI SAO QUẠT DASIN ĐẮT TIỀN (01-04-2021)